Sưu tầm từ internet
Thang máy gia đình là thiết bị dùng để chở người chính vì thế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. Ở việt nam đã có quy chuẩn an toàn về thang máy tải khách, tuy nhiên với thang máy gia đình thì có những đặc thù riêng biệt chính vì thế mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình”.
Trong thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH đã quy định rất rõ về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sử dụng, cứu hộ cũng như quản lý thiết bị đặc biệt này, sau đây chúng tôi xin được giới thiệu những điểm chính trong thông tư này.
Về thiết kế và lắp đặt thang máy
- Diện tích sàn cabin thang máy gia đình không lớn hơn 1.6 m2, kích thước các cạnh của cabin không được nhỏ hơn 600m
- Hành trình của thang không vượt quá 15m. Hành trình của thang máy được tính từ mặt sàn cửa tầng thang máy đầu tiên lên đến sàn cửa thang trên cùng.
- Tải trọng thang không nhỏ hơn 200kg/ m2 sàn cabin. Tải trọng tối thiểu là 115kg.
- Khi cabin dừng ở tầng thấp nhấp thì khoảng cách từ phần thấp nhất của đáy cabin xuống đến giảm chấn không được nhỏ hơn 250mm và không được lớn hơn 750mm.
- Khoảng cách theo phương ngang giữa cabin và vách hố thang máy, khoảng cách giữa cabin với đối trọng không nhỏ hơn 20mm
- Khoảng cách giữa sill cửa tầng và sill cabin không lớn hơn 30mm
- Chiều cao cửa thang máy gia đình phải lớn hơn hoặc bằng 1850m
- Chiều thông thủy cabin không nhỏ hơn 2m
- Nhiệt động trong phòng máy phải trong mức từ 5oC đến 40o
Về nghiệm thu thang máy
Thang máy sau khi được lắp đặt xong, được cho chạy thử và tiến hành kiểm định an toàn và cấp phép sử dụng sau đó là nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư, các hạng mục nghiệm thu là:
- Tải trọng thiết kế
- Tốc độ định mức
- Kích thước cabin, kích thước cửa thang
- Độ chính xác khi dừng tầng
- Độ ổn định của các thiết bị an toàn, hệ điều khiển
Về kiểm định an toàn thang máy gia đình
Thang máy gia đình trước khi đưa vào sử dụng chính thức phải được kiểm định an toàn. Quy trình kiểm định định kỳ hay bất thường phải theo quy trình do Bộ Lao động – Thương binh Xã hội ban hành.
Chu kỳ kiểm định không quá 3 năm đổi với thang hoạt động trong điều kiện bình thường
Với thang có “tuổi đời” trên 10 năm thì phải kiểm định 2 năm một lần
Nếu nhà sản xuất hoặc chủ đơn vị sử dụng yêu cầu thì chu kỳ kiểm định có thể rút ngắn xuống. Xem thêm: Quy trình kiểm định thang máy điện.
Trên đây là những điểm chung trong thông số 15/2018/TT-BLĐTBXH được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình. Quý khách có thể xem chi tiết thông tư này ngay sau đây:
Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH được ban hành vào ngày 12/10/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/03/2019.
Bên cạnh phải tuân thủ theo thông tư này thì thiết bị thang máy gia đình còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong hai bộ tiêu chuẩn sau:
TCVN 6395:2008: Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
TCVN 6396-2:2009: Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt